Ca kẹt vai cứu sống

Ngày 03/06/2023

 -  213 Lượt xem

TÓM TẮT BỆNH ÁN

 

BN nữ LTB, sinh năm 1988, PARA 2002, 1 lần sanh thường tại nhà năm 2004 không rõ cân nặng, 1 lần sanh thường năm 2010 bé 3000g, không có tiền căn băng huyết sau sanh.

NV lúc 14h00, ngày 25/05/2023, lý do NV: thai # 40 tuần 4 ngày. Lần khám thai này, BN ghi nhận có tình trạng Đái tháo đường thai kỳ điều trị tiết chế, không THA, đã tiêm ngừa đủ 2 mũi VAT. Siêu âm ước lượng cân nặng thai # 3300g, đường kính lưỡng đỉnh # 90cm

Chẩn đoán lúc nhập viện: Con lần 3, thai # 40 tuần 4 ngày, ngôi đầu, chưa chuyển dạ, ĐTĐ thai kỳ tiết chế ổn.

Hướng xử trí: Theo dõi sanh ngã âm đạo, BN được theo dõi kỹ sinh hiệu, tim thai, gò tử cung, xoá mở cổ tử cung.

Đến khoảng 22h00, ngày 28/05/2023, sản phụ than đau bụng, khám ghi nhận:

            + Bụng mềm, gò # 1-2 cơn/10 phút

            + CTC: 2cm, xoá 50%. Ngôi đầu, ối phồng

Chẩn đoán lúc này: Con lần 3, thai # 41 tuần, ngôi đầu, chuyển dạ tiềm thời, ĐTĐ thai kỳ tiết chế ổn.

Hướng xử trí: Tiếp tục theo dõi sanh ngã âm đạo

Đến khoảng 22h55, sản phụ đau bụng nhiều, vỡ nước ối, khám ghi nhận:

            + Bụng mềm, gò # 2-3 cơn/ 10 phút

            + CTC trọn. Ngôi đầu, lọt (0). Ối vỡ trắng đục

Sản phụ được chuyển vào phòng sanh để chuẩn bị cho cuộc sanh.

Đến khoảng 23h00, sản phụ rặn sanh thoát âm được đầu bé, tiến hành sổ vai, ghi nhận tình trạng kẹt vai.

Tiến hành gọi hỗ trợ: BS. Thanh, BS trực khoa Nhi, BS trực khoa GMHS

Xử trí kẹt vai:

  • Thông tiểu, cắt rộng tầng sinh môn
  • Tiến hành thủ thuật Mc Roberts (Một người phụ ấn trên xương mu, người đỡ sinh kéo thai nhi với lực kéo vừa phải)

Đến # 23h05, đã sổ được 1 nhi trai thành công, ghi nhận tình trạng bé lúc này: Không tim mạch, không hô hấp, không phản xạ, trương lực cơ yếu APGAR 1’: 3đ

Tiến hành hồi sức bé: ấn tim, bóp bóng qua mask có oxy; sau # 5 phút, ghi nhận: Bé tím, nhắm mắt, nhịp tim: 60l/ph, SpO2 không đo được, cử động tay chân

BS GMHS tiến hành đặt Nội khí quản, bóp bóng, tiếp tục ấn tim; sau # 5 phút, ghi nhận: Bé hồng, mở mắt, Mạch: 170l/ph, SpO2: 98-99%/ NKQ, Nhịp thở: 60l/ph theo nhịp bóp bóng, trương lực cơ khá, có phản xạ, nắm tay được.

Liên hệ chuyển viện BV Nhi Đồng 2 an toàn. Tình trạng bé lúc nhập viện BV NĐ2: Bé hồng, khóc to, bú được, trương lực cơ tốt, sinh hiệu: mạch: 165l/ph, SpO2: 96-97%/ khí trời, NT: 54-55l/ph.

Bàn luận:

  1. Sanh khó do kẹt vai là một cấp cứu sản khoa. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong cho thai nhi. Trong trường hợp xử lý không đúng cách, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho thai nhi và sản phụ. Bệnh suất của kẹt vai vào khoảng từ 0,6 – 1,4%, hiện nay do cân nặng thai nhi khi sanh ngày càng tăng nên bệnh suất của kẹt vai cũng tăng lên.
  2. Thời gian từ khi sanh đầu tới khi sanh vai trên 60 giây được xem là có kẹt vai.
  3. Những đối tượng có nguy cơ gặp hiện tượng kẹt vai khi sinh:

+ Thai nhi quá lớn, tuy nhiên trong đái tháo đường thai kỳ, vai rất to so với đầu, nên kẹt vai có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp thai không phải quá to.

+ Mẹ đa thai

+ Mẹ bị béo phì

+ Sinh muộn sau ngày sinh dự kiến

+ Đã từng có tiền sử bị kẹt vai khi sinh đứa con trước

+ Người mẹ được kích thích sinh, sinh giúp

+ Người mẹ được gây tê ngoài màng cứng

  1. Những hậu quả do kẹt vai gây ra cho thai nhi và bà mẹ:

+ Tử vong sơ sinh tăng cao do ngạt và tổn thương hành não

+ Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, các tổn thương khác gồm gãy xương đòn, tổn thương cơ ức đòn chõm tạm thời hay vĩnh viễn, gãy xương cánh tay

+ Đối với mẹ: xuất huyết nghiêm trọng sau sinh, rách tử cung, âm đạo, cổ tử cung hoặc trực tràng

  1. Xử trí kẹt vai cần theo thứ tự các bước sau:

+ Gọi người hỗ trợ: sản khoa, hồi sức sơ sinh, gây mê

+ Làm trống bàng quang, kéo nhẹ thai nhi

+ Cất rộng TSM

+ Thủ thuật Mc Roberts: Một người phụ ấn trên xương mu, người đỡ sanh kéo thai nhi với một lực kéo vừa phải. Sau thủ thuật này, hầu hết các trường hợp kẹt vai được giải quyết thành công.

+ Nếu thất bạo: Xoay đổi vai sau thành vai trước, hạ tay, sổ vai sau

+ Nếu các thủ thuật trên thất bại, nguy cơ tử vong thai nhi là rất cao, các phương pháp có thể áp dụng lúc này: bẻ gãy xương đòn trước, mổ khớp mu hay đẩy thai nhi vào lại trong tử cung và mổ sanh.