PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC BOTULINUM

Ngày 03/06/2023

 -  285 Lượt xem

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC BOTULINUM

                                                                    Phòng QLCL-Tổ TTGDSK

Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm gây ra bởi độc tố botulinum, làm một số người ngộ độc phải nhập viện điều trị, gần đây nhất là các trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính do botulinum xảy ra tại TP. Thủ Đức do mua và sử dụng các loại thực phẩm không có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng.

Ngộ độc Botulinum là gì?

          - Ngộ độc Botulinum là ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum gây ra, thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum (thịt hộp, thực phẩm chế biến, đóng gói không đảm bảo an toàn thực phẩm,...) Hầu hết các trường hợp ngộ độc Botulinum qua thực phẩm là kết quả của những sản phẩm đóng hộp tại gia không đúng cách, đặc biệt là thực phẩm với hàm lượng acid thấp, như măng tây, đậu xanh, củ dền, và bắp, thịt hộp. Đóng hộp kín tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn này để chúng sinh độc tố, hòa lẫn trong thực phẩm. Người ăn nuốt phải độc tố này có thể sinh ra bệnh.

                    A picture containing text, screenshot, food, tableware

Description automatically generated

- Ngộ độc Botulinum vết thương thường xảy ra do nhiễm trùng vết thương từ đất hay cát sỏi hay từ gãy xương hở mà không được điều trị kháng sinh đúng cách.

- Ngộ độc Botulinum trẻ em xảy ra khi trẻ ăn uống phải nha bào của vi khuẩn, sau đó sinh sôi trong ruột, hơn là từ việc ăn uống phải độc tố đã hình thành. Đã có các trường hợp được báo cáo  do sử dụng mật ong uống hoặc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Biểu hiện của ngộ độc botulinum

A picture containing text, human face, screenshot, cartoon

Description automatically generated- Bệnh bắt đầu các triệu chứng thường từ 4 giờ  đến 36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm ngoại độc tố botulinum. Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa, kèm theo tiêu chảy. Người bệnh bắt đầu nuốt khó, yếu cơ, nhìn đôi (nhìn một thành hai), sụp mí mắt, mờ mắt, nói lắp, khó cử động mắt, đặc biệt là khó thở (do các cơ hô hấp bắt đầu bị liệt).

A picture containing text, screenshot, cartoon, graphic design

Description automatically generated                                            

- Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có các dấu hiệu và triệu chứng như táo bón, bú kém, sụp mí mắt, khó thở, chậm phản ứng với ánh sáng, khuôn mặt ít biểu cảm hơn bình thường, tiếng khóc yếu nghe khác với bình thường.

Hậu quả của ngộ độc botulinum đều dẫn đến tê liệt cơ do ngoại độc tố botulinum. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển xấu dẫn đến tê liệt hoàn toàn một số cơ hô hấp như cơ ở khí quản, phế quản, cơ liên sườn, cơ hoành và có thể xuất hiện liệt ở các cơ cánh tay, chân và thân.

Trong ngộ độc thực phẩm, người bị ngộ độc botulinum có thể không có tất cả các triệu chứng này cùng một lúc, vì vậy, người dân không nên chủ quan.

Khi phát hiện các biểu hiện trên, nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống điều trị, bệnh sẽ diễn tiến xấu và đưa đến tử vong .

Phòng tránh ngộ độc Botilinum

1. Trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất.

2. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt.

3. Chỉ sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

4. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

5. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

6. Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không đông đá.

7. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

8. Chăm sóc ngay khi bị những vết thương nhiễm trùng và phải hỏi ý kiến bác sĩ trong việc dùng thuốc trong điều trị vết thương.

9. Giữ vệ sinh cho trẻ, tránh trẻ cho tay bẩn vào miệng. Cẩn trọng khi sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

10. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu nguồn:

-WHO Phòng tránh ngộ độc Botulinum

-HCDC Phòng tránh ngộ độc Botulinum

-QĐ 3875/QĐ- BYT ngày 07/09/2020 về việc ban hành hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum