Theo dõi nồng độ của thuốc trong máu

Ngày 18/08/2020

 -  8564 Lượt xem

Người dịch: DSCKI. Bành Đức Hòa

Theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

                Mối liên hệ giữa AUC và nồng độ đáy ở liều 60 mg/kg/ngày trên trẻ em (Nguồn: BV Nhi đồng Thành phố)

TDM dùng vào mục đích gì ?

Đa số các loại thuốc có thể được dùng đúng liều mà không cần thử TDM. Nhưng đối với một số loại thuốc, thật khó để tìm ra liều lượng đủ để điều trị  mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Theo dõi thuốc điều trị (TDM) được sử dụng để xác định liều lượng tối ưu cho một số loại thuốc khó phân liều. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến nhất cần được theo dõi.

Hầu hết sử dụng TDM gồm 2 mục đích sau:

  1. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thuốc nghiêm trọng và đánh giá mức độ phù hợp của liều lượng đối với thuốc được sử dụng như liệu pháp dự phòng.
  2. Để xác định dược chất, điều này có thể hổ trợ điều trị các trường hợp cấp cứu

 

Nhóm thuốc

Tên thuốc

Kháng sinh (Antibiotics)

vancomycin, gentamycin, amakacin

Tm mạch (Heart drugs)

digoxin, procainamide, lidocaine

Chống co giật (Anti-seizure drugs)

phenytoin, phenobarbital

Điều trị các bệnh tự miễn (autoimmune diseases)

cyclosporine, tacrolimus

Điều trị rối loạn lưỡng cực (bipolar disease)

lithium, valproic acid

Tại sao tôi phải thử TDM ?

Khi bắt đầu đợt điều trị, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ đề nghị thử TDM để dò liều nhằm để đảm bảo thuốc dùng đủ hàm lượng, nồng độ trong máu hay không. Khi đã xác định được liều lượng đó, bác sĩ có thể được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng thuốc vẫn có hiệu quả mà không đ1ng ngưỡng gây hại. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm nếu có các triệu chứng của tác dụng phụ nghiêm trọng của một thuốc nào đó đang dùng cho bệnh nhân . Các tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc. Và bác sĩ sẽ tư vấn cho cho bệnh nhân biết những triệu chứng cần chú ý.

Một số ứng dụng phổ biến của TDM

- Để tránh độc tính của thuốc và duy trì nồng độ của thuốc trong phạm vi điều trị.

- Để hỗ trợ điều chỉnh liều trong các trạng thái bệnh khác nhau, nơi có thể quan trọng sự thay đổi của từng cá nhân trong việc hấp thu, phân phối, chuyển hóa, bài tiết thuốc (ADME).

- Để giảm thiểu khoảng thời gian cần thiết để điều chỉnh liều lượng (tùy thuộc vào thời gian bán hủy của thuốc).

- Để xác định chất độc và đánh giá mức độ nghiêm trọng của ngộ độc trên cơ sở cấp cứu ở bệnh nhân bị ngộ độc.

Quản lý sử dụng kháng sinh

                                                                                 Ứng dụng MIC của kháng sinh trong lâm sàng

Các bước thực hiện TDM

1. Lựa chọn thuốc (Selection of Drug)

- Thuốc được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc điều trị, tương đương điều trị hoặc chi phí và cân nhắc dược động học.

- Thông tin cụ thể về bệnh nhân cũng được coi như tiền sử bệnh, dị ứng, nhạy cảm với thuốc, v.v.

2. liều lượng (Dosage Regimen Design)

Chọn liều lượng của một thuốc phụ thuộc vào các yếu tố:

- Dược động học của thuốc.

- Sinh lý của bệnh nhân.

- Tình trạng sinh lý bệnh.

- Yếu tố lối sống cá nhân.

- Dạng bào chế thuốc.

- Sự chấp nhận của bệnh nhân.

3. Đánh giá đáp ứng của bệnh nhân (Evaluation of patient’s Response)

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với chế độ thuốc, cần xem xét lại liều lượng để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và sự tuân thủ của bệnh nhân.

4. Đo nồng độ thuốc trong huyết thanh (Measurement of Serum Drug Concentration)

Việc lấy mẫu máu được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc điều trị như mong đợi. Thời gian lấy mẫu máu được thực hiện trong giai đoạn sau  khi dùng liều tải và liều duy trì. Mẫu máu được lấy khi đã đạt được nồng độ thuốc ở trạng thái ổn định.

5. Đọc kết quả (Assay for Drug)

Việc đọc kết quả TDM thuốc được hoàn thành với sự trợ giúp của máy sắc ký lỏng cao áp HPLC, Sắc ký khí, Máy quang phổ, Máy đo lưu huỳnh và xét nghiệm miễn dịch, và các phương pháp đồng vị phóng xạ.

Xét nghiệm nồng độ thuốc trong máu đo lượng thuốc trong máu. Bác sĩ kiểm tra nó để đảm bảo rằng đang dùng một liều an toàn và hiệu quả. Xét nghiệm này cũng được gọi là theo dõi thuốc điều trị.

Tóm lại:

Về mặt ý nghĩa lâm sàng, bác sĩ hoặc kết quả xét nghiệm có thể đề cập đến "phạm vi trị liệu" cho thuốc. Phạm vi "bình thường" thay đổi từ phòng xét nghiệm đến phòng xét nghiệm khác. Kết quả của phòng xét nghiệm sẽ hiển thị phạm vi mà phòng xét nghiệm sử dụng "bình thường". Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả dựa trên sức khỏe và các yếu tố khác. Vì vậy, một số nằm ngoài phạm vi bình thường có thể vẫn là bình thường.

 

Tham khảo

1. Therapeutic Drug Monitoring

https://medlineplus.gov/lab-tests/therapeutic-drug-monitoring/

2. Overview, Aim, and Usages of Therapeutic Drug Monitoring (TDM)

https://www.websparrow.org/pharmacy/overview-aim-and-usages-of-therapeutic-drug-monitoring-tdm

3.Nồng độ của thuốc trong huyết tương

https://www.dieutri.vn/bgduoclamsang/nong-do-cua-thuoc-trong-huyet-tuong