WHO, CDC: Kỷ lục, 40 triệu trẻ em đã bỏ lỡ tiêm liều vắc xin sởi

Ngày 25/11/2022

 -  521 Lượt xem

Theo công bố của UNICEF, sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, thông qua việc nuốt hoặc hít những hạt dịch tiết đường hô hấp từ một người bị nhiễm thông qua hắt hơi hoặc ho, virus sởi lây lan trong không khí và làm nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng gây tử vong đối với trẻ em suy dinh dưỡng hoặc trẻ em quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin.

 

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các nước nghèo rất khó khăn tìm chi phí dành cho vắc-xin phòng ngừa các bệnh khác.

 

Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết tỷ lệ tiêm chủng sởi đã giảm đáng kể kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dẫn đến mức cao kỷ lục gần 40 triệu trẻ em không được tiêm vắc-xin vào năm 2021.

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cao nhất thế giới, với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể lan rộng thành dịch. Theo một báo cáo được công bố hôm thứ Tư, WHO và CDC cho biết hàng triệu trẻ em hiện dễ mắc bệnh sởi. Năm 2021, có khoảng 9 triệu ca nhiễm sởi và 128.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

WHO và CDC cho biết việc tiếp tục giảm tiêm ngừa vắc-xin, giám sát dịch bệnh yếu kém và kế hoạch ứng phó chậm trễ do COVID-19, bên cạnh các đợt bùng phát đang diễn ra ở hơn 20 quốc gia, có nghĩa là "bệnh sởi là mối đe dọa sắp xảy ra trên toàn thế giới."

Các nhà khoa học ước tính rằng để bảo vệ chống lại dịch bệnh thì ít nhất 95% dân số cần phải được tiêm ngừa; Trong khi đó, theo báo cáo của WHO và CDC rằng chỉ có khoảng 81% trẻ em được tiêm vắc xin sởi liều đầu tiên trong khi 71% trẻ em được tiêm liều thứ hai, kết quả này đánh dấu tỷ lệ bao phủ toàn cầu thấp nhất của liều sởi đầu tiên kể từ năm 2008.

Bệnh sởi chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc trong không khí và gây ra các triệu chứng bao gồm sốt, đau cơ và phát ban da ở mặt và cổ trên. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là do các biến chứng bao gồm phù não và mất nước. WHO cho biết các biến chứng nghiêm trọng nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi.

Hơn 95% ca tử vong do sởi xảy ra ở các nước đang phát triển, chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á. Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi, nhưng vắc-xin liều hai chống lại bệnh sởi có hiệu quả khoảng 97% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.

Vào tháng 7, Liên Hợp Quốc cho biết 25 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các lượt tiêm ngừa thường quy chống lại các bệnh bao gồm bệnh bạch hầu, phần lớn là đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các dịch vụ y tế thường quy hoặc có thông tin sai lệch về vắc-xin.

Ds. Bành Đức Hòa

Nguồn:

https://medicalxpress.com/news/2022-11-children-measles-vaccine-global.html