HƯỚNG DẪN TRẺ NGẬM BẮT NÚM VÚ ĐÚNG CÁCH

Ngày 24/05/2023

 -  523 Lượt xem

    BVBC - Cho trẻ bú sớm là bú sữa mẹ hoàn toàn trong giờ đầu sau đẻ, không cho trẻ ăn kèm thêm bất cứ một loại thực phẩm nào khác ngoại trừ vitamin hoặc các loại thuốc.

    Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới thì nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm thích hợp khác cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp.

    Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tử vong vì tiêu chảy và nhiễm trùng hô hấp cấp tính trong 3 tháng đầu. Cho trẻ bú sớm còn làm kích thích tuyến yên tăng tiết Oxytocin giúp tử cung co tốt hơn để phòng ngừa chảy máu sau đẻ.

    Chính từ các bằng chứng lâm sàng trên mà Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo áp dụng 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh chính trong và ngay sau đẻ.

Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ bà mẹ cho con bú ngay trong giờ đầu sau đẻ 

        - Quan sát trẻ: Chỉ khi nào thấy trẻ đòi ăn (ví dụ mở miệng, chảy nước dãi, thè lưỡi, liếm...), hướng dẫn mẹ giúp trẻ hướng về phía vú, như đẩy nhẹ miệng trẻ gần sát vú

        - Hướng dẫn tư thế và cách ngậm bắt vú: Giữ cổ trẻ không gập hay vẹo sang một bên, bảo đảm trẻ đối diện với vú mẹ, mũi trẻ đối diện núm vú và cằm chạm vào vào vú; Giữ người trẻ sát với cơ thể của mẹ, ôm toàn bộ người trẻ, không chỉ đỡ cổ và vai. Chờ đến khi trẻ mở rộng miệng, kéo trẻ về phía vú, đưa môi dưới của trẻ vào phía dưới núm vú.

    Tìm các dấu hiệu trẻ ngậm và bú tốt:

        + Miệng mở rộng

        + Môi dưới mở về phía ngoài

        + Cằm trẻ chạm vào vú

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các sản phụ cách đặt trẻ vào vú mẹ và giúp bé ngậm bắt núm vú tốt nhất.

PHẦN I: CÁCH ĐẶT TRẺ VÀO VÚ MẸ

    Cho bé bú mẹ là một kỹ năng cần tập luyện. Phải mất một khoảng thời gian để mẹ và bé tìm ra được tư thế bú phù hợp nhất với cả hai mẹ con. Vì thế mẹ cần tập tất cả các tư thế và kỹ thuật bú để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc đặt miệng bé vào vú sao cho phù hợp cũng là một phần quan trọng trong việc cải thiện bữa bú của trẻ. Đặt trẻ vào vú đúng cách sẽ giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn.

Trình tự thực hiện đặt trẻ vào vú sẽ bao gồm 3 bước cơ bản:

   

Bước 1: Đưa môi bé vào gần núm vú mẹ, bé sẽ phản ứng lại bằng cách mở rộng miệng và đẩy lưỡi ra.

Hình 1: Mũi hướng về núm vú sẽ giúp định hướng. Môi dưới tiếp xúc với vú, bé sẽ há to miệng.

 

Bước 2: Mẹ dùng tay nâng vú, giữ vú để núm vú thẳng ra hay hơi nâng lên một chút.

Hình 2. Chờ đến khi miệng trẻ há to. Quầng vú sẽ từ từ lọt vào miệng bé, cho đến khi toàn bộ quầng vú đã lọt vào miệng bé.

   

Bước 3: Mẹ đưa bé lại gần mình hơn, giúp bé nhận biết vú, ngậm được núm vú và càng nhiều quầng vú càng tốt.

Hình 3. Khi cằm trẻ chạm vào vú, toàn bộ quầng vú đã lọt vào miệng bé. Lúc này bé ngậm trọn quầng vú và các xoang sữa.

 

Hình 4.Trình tự thao tác đặt trẻ vào vú

   

PHẦN II: ĐẢM BẢO NGẬM BẮT VÚ TỐT

    Sau khi đặt trẻ vào vú, cần đảm bảo trẻ ngậm bắt vú tốt.

    Ngậm bắt vú là hành động bé tự cảm nhận bầu vú mẹ và há miệng ra ngậm lấy đầu vú để bú. Nhiều người cho rằng đây là một điều tự nhiên, nhưng trên thực tế để ngậm bắt vú cho đúng là một kỹ năng mà mẹ và bé cần phải tập luyện cùng nhau.

    Ngậm bắt vú đúng là yếu tố căn bản để trẻ có một bữa bú hiệu quả. Ngậm bắt vú đúng cho phép lưỡi bé ép hiệu quả vào các xoang  sữa, giúp thoát lưu hiệu quả sữa vào khoang miệng của bé.

    Nhận biết trẻ ngậm bắt vú tốt khi thoả những yếu tố sau:

        1. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

        2. Miệng trẻ mở rộng

        3. Môi dưới đưa ra ngoài

        4. Quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía dưới

 

Hình 5. Ngậm bắt vú đúng. Bé ngậm được toàn bộ quầng vú, nên ép một cách hiệu quả các xoang sữa. Bầu vú được làm trống tốt

   

Ngậm bắt vú đúng: Miệng bé mở rộng, môi dưới cong tròn áp vào bầu vú, cằm bé chạm vào bầu vú mẹ, quầng vú phía dưới nhìn thấy ít hơn phía trên, mũi bé tựa vào vú mẹ nhưng vẫn tự do.

    Khi ngậm bắt vú đúng, bé sẽ ngậm được toàn bộ quầng vú, nên ép một cách hiệu quả các xoang sữa. Bầu vú được làm trống tốt, bé  sẽ nhận được sữa.

Nhận biết bé ngậm bắt vú đúng: Miệng bé mở rộng, môi dưới cong tròn áp vào bầu vú, cằm bé chạm vào bầu vú mẹ, quầng vú  phía dưới nhìn thấy ít hơn phía trên, mũi bé tựa vào vú mẹ nhưng vẫn tự do.

    Do ngậm bắt vú sai nên bé chỉ ngậm núm vú nên không thể ép được các xoang sữa

Khi ngậm bắt vú sai, bé chỉ ngậm núm vú nên không thể ép được các xoang sữa. Bú không thể bú được dẫn đến những hệ quả của việc không làm trống được bầu vú.

    Nhận biết ngậm bắt vú sai: Miệng bé không mở rộng, bé chỉ ngậm đầu vú bằng môi, phần quầng vú thấy được rất nhiều, cằm ở xa bầu vú, mũi bé không tựa vào bầu vú.

    Về phần mẹ, khi cho bé ngậm bắt vú đúng, sẽ giảm thiểu đáng kể tình trạng đau vú, giảm khả năng bị chảy máu núm vú do bé nghiến núm vú khi bú sai cách. 

    So sánh giữa vú mẹ khi bé bú đúng và sai cách, ta thấy:

 

 

Trên đây là một số chia sẻ để các sản phụ hiểu rõ hơn về việc cho bé ngậm bắt núm vú sao cho phù hợp, giúp các sản phụ có thể cho bé một bữa bú hoàn hảo nhất. Các sản phụ nếu có gì thắc mắc, có thể đến khám tại phòng khảm Sản - phụ khoa Bệnh viện Huyện Bình Chánh tất cả các ngày trong tuần hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 028. 2241 7373 để được tư vấn tốt nhất.

Cảm ơn các bạn đã đọc!

BS.CKII. Châu Thị Thanh Thanh 

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

        1. Bài giảng Sản phụ khoa Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Min

        2. Tài liệu Nuôi con bằng sữ mẹ - Bệnh viện Từ Dũ

        3. WHO, UNICEF, Breastfeeding counselling: a training course

        http://www.who.int/child-adolescenthealth/New_Publications/NUTRITION/Breastfeeding/Participants_Manual_Part4.pdf. .